CHIA SẺ

Những công việc làm thêm dành cho sinh viên – Lựa chọn làm sao?

Những công việc làm thêm dành cho sinh viên

Những công việc làm thêm dành cho sinh viên – Nên chọn công việc nào, lợi ích ra sao?

Trong quãng thời gian đại học, các bạn sinh viên có cho mình một công việc làm thêm. Đây không chỉ để kiếm thêm thu nhập mà còn là cơ hội phát triển kỹ năng, tính lũy kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ xã hội. Những công việc làm thêm dành cho sinh viên hiện nay vô cùng đa dạng, phổ biến có thể kể đến như phục vụ, bán hàng, xe ôm công nghệ hay gần đây là sáng tạo nội dung,… Trong bài viết này, hãy cùng Mr.Q khám phá những lợi ích cũng như tiêu chí để tìm được một “job” thiệt ưng ý nhé!

Xem thêm: Đề xuất giải pháp cân đối việc học và làm thêm của sinh viên trường đại học

I. Những công việc làm thêm cho sinh viên năm nhất

01. Phục vụ

Nhu cầu tuyển dụng lớn, quy trình từ phỏng vấn đến lúc nhận việc vô cùng tinh gọn khiến đây có thể coi là công việc phổ biến nhất hiện nay đối với các bạn sinh viên. Những va chạm đi làm đầu tiên giúp các bạn gia tăng khả năng chịu áp lực, quan sát cũng như xử lý tình huống của bản thân. Ngoài ra, mức lương cho công việc này thường dao động ở mức 18.000 VNĐ đến 28.000 VNĐ/giờ tùy vào khối lượng công việc và trình độ đòi hỏi ở một người phục vụ.

02. Nhân viên bán hàng

Đây là công việc đòi hỏi khả năng quan sát, nắm bắt tình huống và giao tiếp khá cao. Thông thường ngoài lương cơ bản tính theo giờ sẽ có thêm hoa hồng khi đạt KPI cho nhân viên cũng như các loại phúc lợi khác. Tùy vào giá trị sản phẩm mà sẽ được thưởng thêm tương ứng, có thể nói thu nhập của công việc này là không giới hạn! Có thể coi đây một bước khởi đầu đầy thử thách giúp bạn nâng cao kỹ năng mềm cũng như khám phá tiềm năng của bản thân.

03. Chạy xe ôm công nghệ

Xe ôm công nghệ ngày càng phổ biến tại Việt Nam những năm gần đây khiến cho số lượng tài xế cũng tăng một cách đáng kể. Với tính chất công việc đơn giản, thủ tục từ lúc đăng ký đến cuốc xe đầu tiên tinh gọn khiến nó trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của các bạn sinh viên. Ưu điểm vô cùng lớn của hình thức công việc này là bạn có thể chủ động được về mặt thời gian, nếu siêng năng thu nhập hoàn toàn có thể lên đến 8 chữ số.

04. Cộng tác viên content

Đây là một trong những công việc làm thêm cho sinh viên tại nhà phù hợp với sinh viên có định hướng theo học Báo chí, Truyền thông đa phương tiện và Marketing. Với tính linh hoạt về mặt thời gian, bạn vừa có thể gia tăng trải nghiệm nghề nghiệp chuyên môn mà lại vô cùng chủ động và thoải mái khi làm việc theo hai hình thức tại nhà (remote) và hybrid. Thu nhập thường được tính trên mỗi bài bạn viết được dao động từ 30.000 VNĐ tới 120.000 VNĐ/mỗi bài tùy vào nội dung và số lượng chữ.

05. Gia sư

Làm gia sư không chỉ mang lại thu nhập hấp dẫn mà còn giúp sinh viên phát triển nhiều kỹ năng quý báu như sự kiên nhẫn, khả năng truyền đạt kiến thức và giao tiếp. Với tính chất nhẹ nhàng, thu nhập của những bạn gia sư là vô cùng hấp dẫn cho dù bạn đứng lớp trẻ em hay dạy ngoại ngữ cho người lớn. Công việc này đặc biệt phù hợp cho các bạn có thành tích học tập xuất sắc và đang theo học các ngành liên quan hay có định hướng giáo dục.

Xem thêm: Vỡ mộng khủng hoảng 3 năm đầu đi làm của sinh viên

II. Các tiêu chí chọn những công việc làm thêm dành cho sinh viên

Dựa vào mục tiêu của mỗi sinh viên mà chúng tôi tổng hợp thành 5 tiêu chí mà bạn cần phải cân nhắc dưới đây trước khi quyết định để có được sự lựa chọn phù hợp nhất:

01. Thu nhập

Thu nhập luôn là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên khi tìm công việc làm thêm. Các vị trí như thu ngân, phục vụ, hoặc tài xế xe ôm thường có mức lương cơ bản tương đối thấp. Bạn có thể chọn những công việc về thế mạnh của mình như gia sư, viết content hay bán hàng. Tuy nhiên, cho dù là lựa chọn nào, bạn cũng nên yêu cầu hợp đồng thỏa thuận cụ thể, phúc lợi và công việc rõ ràng ngay từ đầu để không gặp những trục trặc trong quá trình làm việc. Quan trọng nhất là nên yêu cầu rõ ràng về mức lương và các phụ cấp liên quan, và nếu cần, nhận xác nhận bằng email về điều khoản của việc làm.

02. Vị trí địa lý

Dựa vào lịch học và nơi bạn ở, hãy lựa chọn công việc làm thêm mà không yêu cầu bạn phải di chuyển quá xa từ trường học hoặc nơi ở của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn phải làm ca sớm hoặc ca muộn, để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc, không bị chiếm quá nhiều thời gian di chuyển. Trong những trường hợp phải di chuyển tương đối xa, hãy cân nhắc sắp xếp thời gian để hoàn thành việc làm một cách hiệu quả, chỉn chu và đảm bảo giữ gìn sức khỏe.

03. Thời gian làm việc

Là sinh viên, bạn chỉ nên làm thêm tối đa 4 tới 6 tiếng mỗi ngày hoặc tìm cách sắp xếp lịch làm việc vào các ngày nghỉ để đảm bảo sức khỏe và việc học. Hạn chế hoặc cân nhắc kỹ lưỡng khi nhận công việc làm ca đêm vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tập trung và thời gian dành cho việc học. Việc này đòi hỏi sự quản lý thời gian thông minh để đảm bảo rằng họ có thể cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, để duy trì sức khỏe và hiệu suất trong cả hai mảng cần phải cân bằng này.

04. Liên quan đến ngành học

Nếu nắm được cơ hội, hãy làm công việc liên quan đến ngành học của bạn! Có vô cùng nhiều vị trí khác nhau dành cho những công việc làm thêm cho sinh viên ở tphcm. Giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn quan tâm và khám phá cũng như mở ra những cơ hội sự nghiệp trong tương lai. Đây sẽ là một bước đà tuyệt vời giúp bạn phát triển nhanh hơn các bạn đồng trang lứa khi được va chạm chuyên môn từ sớm, tích lũy và phát triển nhanh hơn các bạn đồng trang lứa.

05. Tác động đến học tập

Đối với sinh viên, Mr.Q khuyên bạn rằng việc đi học luôn là ưu tiên hàng đầu. Do đó, hãy chọn công việc làm thêm mà không gây áp lực quá lớn về mặt thời gian và sức khỏe. Tìm cách cân bằng giữa các yếu tố vì sinh viên còn nhiều điều đáng để trải nghiệm hơn là chỉ đi làm. Tìm công việc có thời gian linh hoạt như những công việc làm thêm cho sinh viên tại nhà hay bán thời gian. Dù làm thêm là tốt nhưng hãy đảm bảo nó không ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn vì đây là nền tảng vững chắc để có mức thu nhập tốt sau này.

Xem thêm: Tại sao cha mẹ cứ mặc định con phải giỏi, phải đạt 9, 10 thì mới an lòng?

III. Những kỹ năng tích lũy được trong quá trình làm thêm

Thông qua việc làm thêm, sinh viên có cơ hội học hỏi và tích lũy kỹ năng và các mối quan hệ hỗ trợ cho sự phát triển sau này. Dưới đây là những điểm cốt lõi bạn sẽ học được:

01. Kỹ năng giao tiếp

Không thể phủ nhận rằng các sinh viên tham gia vào công việc làm thêm thường phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn. Khi bạn tiếp xúc và tương tác với nhiều người khác nhau, bạn sẽ trở nên cởi mở, linh hoạt, và thông thạo trong việc hiểu và đáp ứng các nhu cầu của người khác. Ngoài ra, bạn còn rèn được tư duy phản biện khi phân tích và đánh giá một vấn đề hay tình huống cũng như kỹ năng làm việc đội nhóm hiệu quả hỗ trợ cho quá trình làm việc sau này.

02. Khả năng chịu áp lực

Việc vừa học vừa làm đặt ra áp lực tinh thần đối với sinh viên vô cùng lớn. Bạn sẽ phải học cách xử lý stress, tìm các phương pháp giải tỏa căng thẳng như thể dục, thiền hoặc học cách thư giãn để duy trì tâm trạng tích cực, thoải mái. Ngoài ra, bạn cũng phải biết cách cân bằng giữa hai đầu việc đảm bảo sắp xếp thời gian hợp lý. Quá trình trải nghiệm thời sinh viên đem lại rất nhiều kỹ năng cả cứng và mềm nhưng nên nhớ học tập phải đặt lên ưu tiên hàng đầu nhé!

03. Khả năng quản lý thời gian và lịch trình

Làm thêm trong khi học tập yêu cầu bạn phải biết quản lý thời gian và cân bằng giữa học và làm, sắp xếp lịch trình một cách hiệu quả. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian, đảm bảo rằng cả việc học và làm đều diễn ra suôn sẻ, đảm bảo rằng cả hai mảng cuộc sống không gây xung đột và áp lực quá lớn lên tâm trí và sức khỏe. Đây cũng là một cơ hội cho bạn rèn dũa tính kỷ luật, sự quản lý và sắp xếp hiệu quả hỗ trợ phát triển tốt hơn trong cả công việc và học tập.

04. Kỹ năng tìm việc và phỏng vấn:

Công việc làm thêm giúp bạn làm quen với quy trình tìm việc và tham gia phỏng vấn. Bạn sẽ phải nắm được những công việc mình mong muốn nằm ở trang web nào vì mỗi nền tảng sẽ hỗ trợ tìm kiếm một loại việc khác nhau, xây dựng CV, thư xin việc và tham gia phỏng vấn. Ngoài ra, bạn sẽ học được cách đánh giá và phân biệt được những thông tin lừa đảo, với vô vàn cách thức mà ngày càng tinh vi. Những kỹ năng này là vô cùng quý báu khi bạn bước vào thị trường làm việc chính thức sau 4 năm đại học.

05. Xây dựng các mối quan hệ

Làm thêm cũng giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân từ sớm. Những mối quan hệ này có thể không có ý nghĩa lớn ngay tại thời điểm hiện tại, nhưng có thể trở thành cơ hội và hỗ trợ quý báu trong tương lai. Trong thực tế làm việc, sinh viên có thể học cách làm việc nhóm, tìm hiểu cách tương tác và hợp tác với người khác và kết nối với các bạn cùng định hướng. Các đồng nghiệp và đồng sự cấp trên có thể trở thành nguồn tư vấn, hỗ trợ, và cơ hội tuyệt vời trong sự nghiệp sau này. Việc này đặc biệt quý báu cho các sinh viên muốn trải nghiệm lĩnh vực ngành nghề liên quan đến công việc làm thêm của họ.

Xem thêm: Thị trường lao động khó lường, học thế nào để tốt nghiệp có việc làm ngay?

Lời kết

Trên đây, Tổ chức Hướng nghiệp Quốc tế Mr.Q đã tổng hợp những công việc làm thêm dành cho sinh viên không chỉ giúp bạn có thêm thu nhập mà còn giúp bạn phát triển nhiều kỹ năng quan trọng và tích luỹ kinh nghiệm thực tế. Những kỹ năng và các mối quan hệ quý báu tích lũy được ở thời đại học sẽ hỗ trợ bạn thành công trong sự nghiệp sau này. Hãy tận dụng cơ hội này để rèn luyện bản thân, trang bị cho mình thật nhiều kỹ năng quan trọng và chuẩn bị cho một tương lai thật vững vàng nhé!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

You may also like

CHIA SẺ

SỰ KIỆN

  • 21 Tháng Mười Hai, 2022
WORKSHOP KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC: “SỨC MẠNH CỦA SỰ KHÉO LÉO”
CHIA SẺ

Gen Alpha đại diện cho thế hệ tương lai của những người tiêu dùng xa xỉ

Theo báo cáo Nghiên cứu hàng xa xỉ mới nhất vừa được trình bày tại Milan (Ý) ngày 15/11, ngành